Đi đến nội dung

GIỚI TRẺ THẮC MẮC

Làm sao để vượt qua tính nhút nhát?

Làm sao để vượt qua tính nhút nhát?

 Tin buồn: Tính nhút nhát có thể khiến bạn bỏ lỡ những tình bạn đẹp và những trải nghiệm hay.

 Tin vui: Tính nhút nhát không phải lúc nào cũng xấu. Tính này có thể giúp bạn suy nghĩ trước khi nói và cũng giúp bạn trở thành người quan sát và lắng nghe tốt hơn.

 Tin vui hơn: Bản tính nhút nhát có thể thay đổi được và bạn có thể giảm bớt những ảnh hưởng xấu mà tính này gây ra. Bài này sẽ giúp bạn biết cách để làm thế.

 “Bật đèn lên” để nhìn rõ nỗi sợ

 Tính nhút nhát có thể khiến bạn rất sợ khi phải nói chuyện trực tiếp với người khác. Vì thế, có lẽ bạn cảm thấy lạc lõng giữa đám đông, như thể ở một mình trong phòng tối. Điều đó thật đáng sợ. Nhưng nếu “bật đèn lên” để nhìn rõ nỗi sợ của mình, có thể bạn sẽ thấy không có lý do gì để sợ. Hãy xem xét ba ví dụ sau.

  •   Nỗi sợ #1: “Mình không biết phải nói gì”.

     Sự thật: Người ta thường ít nhớ về những gì bạn nói mà sẽ nhớ về những cảm giác bạn mang lại cho họ. Bạn có thể vượt qua nỗi sợ này bằng cách tập lắng nghe và chân thành quan tâm đến những gì người khác nói.

     Hãy thử nghĩ: Bạn thích làm bạn với ai hơn—người nói không ngớt miệng hay là người biết lắng nghe?

  •   Nỗi sợ #2: “Mọi người sẽ nghĩ mình là người nhàm chán”.

     Sự thật: Dù bạn có nhút nhát hay không, người ta cũng sẽ có suy nghĩ nào đó về bạn. Bạn có thể vượt qua nỗi sợ này—và giúp người khác suy nghĩ tích cực hơn về bạn—bằng cách bộc lộ cho họ thấy bạn là người thế nào.

     Hãy thử nghĩ: Nếu cho rằng ai cũng nghĩ xấu về bạn thì phải chăng chính bạn cũng đang nghĩ tiêu cực về họ khi cho rằng họ là người như vậy?

  •   Nỗi sợ #3: “Mình sẽ thấy xấu hổ nếu lỡ nói gì sai”.

     Sự thật: Ai cũng có lúc nói sai. Bạn có thể vượt qua nỗi sợ này bằng cách cho người khác thấy nếu lỡ có nói sai thì cũng không phải là chuyện quá nghiêm trọng.

     Hãy thử nghĩ: Bạn thích chơi với những người không xem mình là quá hoàn hảo phải không?

 Bạn có biết? Một số người nghĩ họ không nhút nhát vì họ nhắn tin nhiều. Nhưng tình bạn chân thật dễ có được khi bạn bắt đầu nói chuyện trực tiếp với người khác. Một nhà tâm lý học và giáo sư công nghệ tên là Sherry Turkle viết: “Khi gặp mặt trực tiếp và nghe được giọng nói của nhau thì lúc đó chúng ta mới thật sự thân với nhau”. a

Khi vượt qua nỗi sợ của mình, có lẽ bạn sẽ thấy việc nói chuyện trực tiếp với người khác không đáng sợ như trước đây bạn đã tưởng tượng

 Kế hoạch hành động

  •   Tránh so sánh. Bạn không cần phải trở thành một người rất hoạt bát. Thay vì thế, bạn có thể đặt mục tiêu là vượt qua tính nhút nhát để không bỏ lỡ những tình bạn đẹp và những trải nghiệm hay.

     “Bạn không cần nói chuyện quá lâu và cũng không cần phải trở thành tâm điểm để mọi người chú ý. Bạn chỉ cần giới thiệu bản thân với một người mới và hỏi vài câu đơn giản”.—Alicia.

     Nguyên tắc Kinh Thánh: “Mỗi người hãy tra xét hành động của chính mình, rồi sẽ có cớ để tự hào về mình mà không so sánh với người khác”.—Ga-la-ti 6:4.

  •   Hãy quan sát. Hãy nhìn những người dễ hòa đồng và để ý cách họ nói chuyện với người khác. Họ cư xử khéo thế nào? Điểm nào chưa khéo lắm? Họ có những kỹ năng nào hay mà bạn có thể bắt chước?

     “Hãy quan sát và bắt chước những người dễ kết bạn. Hãy để ý những điều họ nói và cách họ cư xử khi gặp ai đó lần đầu tiên”.—Aaron.

     Nguyên tắc Kinh Thánh: “Sắt mài giũa sắt, bạn rèn giũa bạn”.—Châm ngôn 27:17.

  •   Đặt câu hỏi. Người ta thường thích cho biết quan điểm về một đề tài nào đó, vậy nên đặt câu hỏi là cách hay để bắt đầu cuộc nói chuyện. Nhờ vậy, họ bớt hướng sự chú ý vào bạn.

     “Chuẩn bị trước giúp bạn bớt lo lắng. Bạn có thể nghĩ đến một vài chủ đề và câu hỏi trước khi tham dự một buổi tiệc đông người, nhờ thế việc gặp mặt người mới sẽ đỡ căng thẳng hơn”.—Alana.

     Nguyên tắc Kinh Thánh: “Hãy quan tâm đến lợi ích của người khác, chứ không chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình”.—Phi-líp 2:4.

a Theo sách Reclaiming Conversation.