Đi đến nội dung

GIỚI TRẺ THẮC MẮC

Sáng tạo hay tiến hóa?​—Phần 4: Làm sao mình có thể giải thích niềm tin về sự sáng tạo?

Sáng tạo hay tiến hóa?​—Phần 4: Làm sao mình có thể giải thích niềm tin về sự sáng tạo?

Bạn tin sự sáng tạo nhưng lại ngại nói ra điều đó ở trường. Có thể sách giáo khoa công nhận thuyết tiến hóa và bạn lo lắng là giáo viên và bạn học sẽ chế nhạo mình. Làm thế nào bạn có thể nói một cách tự tin và giải thích niềm tin của mình về sự sáng tạo?

 Bạn có thể làm được!

 Bạn có thể nghĩ: “Mình không đủ khả năng để thảo luận về khoa học và tranh cãi về thuyết tiến hóa”. Bạn Danielle đã từng nghĩ như thế. Bạn ấy nói: “Mình ghét cảm giác phải bác bỏ ý kiến của giáo viên và bạn học”. Bạn Diana cũng đồng tình: “Tôi bối rối khi họ dùng những từ khoa học để tranh luận”.

 Tuy nhiên, mục tiêu của bạn không phải là thắng cuộc tranh cãi. Và điều đáng mừng là bạn không cần phải am hiểu khoa học mới giải thích được tại sao bạn thấy sự sáng tạo là hợp lý để giải thích về thế giới thiên nhiên.

 Mẹo: Hãy dùng cách lý luận đơn giản của Kinh Thánh nơi Hê-bơ-rơ 3:4: “Ngôi nhà nào cũng có người dựng nên, còn đấng dựng nên muôn vật chính là Đức Chúa Trời”.

 Chị Carol lý luận về nguyên tắc nơi Hê-bơ-rơ 3:4 như sau: “Hãy hình dung bạn đang đi bộ trong khu rừng rậm, cách xa mọi dấu vết của con người. Sau đó, bạn nhìn xuống và thấy một cái tăm trên đất. Bạn kết luận điều gì? Phần lớn người ta sẽ nói: ‘Có ai đó đã đến đây’. Nếu một thứ nhỏ bé và tầm thường như cái tăm là bằng chứng về sự sống thông minh, vậy vũ trụ này cùng mọi vật trong đó thì sao?”.

 Nếu có người nói: “Nếu sự sáng tạo là thật thì ai đã tạo ra Đấng Tạo Hóa?”.

 Bạn có thể trả lời: “Việc chưa hiểu hết về Đấng Tạo Hóa không có nghĩa là ngài không hiện hữu. Chẳng hạn, có thể bạn không biết lai lịch của người đã thiết kế ra chiếc điện thoại di động bạn đang dùng, nhưng vẫn tin rằng nó được ai đó thiết kế phải không? [Đợi trả lời]. Có rất nhiều điều chúng ta có thể học biết về Đấng Tạo Hóa. Nếu bạn tò mò, mình rất vui được chia sẻ những điều đã học về ngài”.

 Hãy sẵn sàng

 Kinh Thánh nói rằng bạn nên “sẵn sàng để bênh vực niềm hy vọng của mình khi có bất cứ ai chất vấn, nhưng với thái độ ôn hòa và lòng kính trọng sâu xa” (1 Phi-e-rơ 3:15). Do đó, hãy lưu ý hai yếu tố: điều bạn nóicách bạn nói.

  1.   Điều bạn nói. Tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời là điều quan trọng và có thể thúc đẩy bạn nói ra. Nhưng chỉ nói bạn yêu Đức Chúa Trời đến mức nào có thể chưa đủ để thuyết phục họ rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra mọi vật. Có lẽ cách tốt nhất là dùng những ví dụ trong thiên nhiên để cho thấy tại sao tin sự sáng tạo là hợp lý.

  2.   Cách bạn nói. Hãy tự tin nhưng đừng thô lỗ hoặc ra vẻ hơn người. Người khác có thể xem xét quan điểm của bạn nếu bạn nói về niềm tin của họ cách tôn trọng và ý thức là họ có quyền đưa ra kết luận riêng.

     “Tôi nghĩ điều quan trọng là đừng gây ấn tượng bạn là người bất lịch sự hoặc biết tất cả. Sẽ phản tác dụng khi nói với giọng ra vẻ ta đây”.​—Elaine.

 Những công cụ giúp bạn giải thích niềm tin

Chuẩn bị để bênh vực niềm tin của mình giống như việc chuẩn bị khi thời tiết thay đổi

 Một bạn trẻ tên Alicia nói: “Nếu không chuẩn bị, chúng ta chỉ ngồi im để tránh bị ngượng”. Như Alicia cho thấy, việc chuẩn bị là điều cần thiết để thành công. Jenna chia sẻ: “Khi thảo luận về sự sáng tạo, tôi thấy thoải mái hơn nếu có sẵn một ví dụ đơn giản nhưng được chuẩn bị kỹ để ủng hộ niềm tin của mình”.

 Bạn có thể tìm những ví dụ đó ở đâu? Nhiều bạn trẻ đã thành công khi sử dụng những tài liệu sau:

 Bạn cũng có thể được lợi ích khi xem các bài trước trong loạt bài này, “Sáng tạo hay tiến hóa?”.

  1.  Phần 1: Tại sao tin nơi Đức Chúa Trời?

  2.  Phần 2: Tại sao đặt nghi vấn về thuyết tiến hóa?

  3.  Phần 3: Tại sao tin nơi sự sáng tạo?

 Mẹo: Chọn những ví dụ bạn thấy thuyết phục. Như vậy, bạn sẽ dễ nhớ hơn và có thể nói một cách tự tin. Hãy tập cách giải thích niềm tin của mình.