Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

MỘT SỰ THIẾT KẾ?

Cơ thể con người có khả năng làm lành vết thương

Cơ thể con người có khả năng làm lành vết thương

Việc cơ thể tự làm lành vết thương và phục hồi những mô bị tổn hại là một trong số những cơ chế giúp duy trì sự sống của con người. Quá trình này bắt đầu ngay khi chúng ta bị thương.

Hãy suy nghĩ điều này: Quá trình tự chữa lành trải qua bốn giai đoạn mà trong đó các tế bào thực hiện nhiều chức năng phức tạp:

  • Tiểu cầu bám vào các mô xung quanh vết thương khiến máu đông lại và bịt kín những mạch máu bị tổn hại.

  • Việc sưng viêm xảy ra để ngăn chặn nhiễm trùng và loại bỏ bất cứ tác nhân lạ nào có trong vết thương.

  • Trong vòng vài ngày, cơ thể bắt đầu thay thế những mô bị thương, làm cho vết thương nhỏ lại và sửa chữa những mạch máu bị tổn hại.

  • Cuối cùng, mô sẹo làm mới lại vùng bị tổn thương và giúp nó được khỏe mạnh hơn.

Cơ chế đông máu đã tạo cảm hứng cho các nhà nghiên cứu. Họ đang chế tạo ra các loại nhựa có thể tự “chữa lành”. Những vật liệu có khả năng phục hồi này gồm những ống cực kỳ nhỏ nằm song song nhau chứa hai hóa chất. Hai hóa chất này sẽ chảy ra khi có bất cứ hư hại nào. Khi hai hóa chất trộn lẫn vào nhau, chúng sẽ tạo ra một loại keo che phủ vùng bị hư hại, những vết nứt và lỗ hổng. Khi keo cô đặc lại, nó biến thành một chất dẻo dai có thể phục hồi lại sức bền của vật liệu như lúc ban đầu. Một nhà nghiên cứu thừa nhận rằng quá trình tự chữa lành nhân tạo này gợi chúng ta nhớ đến những gì đã có sẵn trong thiên nhiên.

Bạn nghĩ sao? Việc cơ thể con người có khả năng làm lành vết thương là do tiến hóa? Hay do được thiết kế?