Đi đến nội dung

Hướng dẫn cho Buổi họp Lối sống và thánh chức

Hướng dẫn cho Buổi họp Lối sống và thánh chức

Mục lục

1. Các chỉ dẫn trong tài liệu này nhằm hỗ trợ những người có phần trong Buổi họp Lối sống và thánh chức. Những người đó nên xem lại các chỉ dẫn cho phần của họ trong Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức và trong tài liệu này trước khi soạn phần của mình. Nên khuyến khích mọi người công bố nhận các bài của học viên. Những người khác đang tích cực kết hợp với hội thánh có thể tham gia nếu họ đồng ý với sự dạy dỗ của Kinh Thánh và sống phù hợp với các nguyên tắc của tín đồ đạo Đấng Ki-tô. ​Giám thị Buổi họp Lối sống và thánh chức nên thảo luận các điều kiện để ghi danh với bất kỳ ai bày tỏ ước muốn ghi danh nhưng chưa phải là người công bố, rồi cho người đó biết liệu mình có hội đủ điều kiện hay không. Nên làm điều này với sự có mặt của người dạy Kinh Thánh với người đó (hoặc cha mẹ của em ấy là tín đồ). Các điều kiện tương tự với những điều kiện để trở thành người công bố chưa báp-têm.—od chg 8 đ. 8.

 BÌNH LUẬN MỞ ĐẦU

2. Một phút. Mỗi tuần, sau bài hát mở đầu và lời cầu nguyện, chủ tọa Buổi họp Lối sống và thánh chức sẽ tạo sự hào hứng cho chương trình. Chủ tọa nên nhấn mạnh những điểm hữu ích nhất cho hội thánh.

  KHO BÁU TỪ KINH THÁNH

 3Bài giảng: Mười phút. Một chủ đề và dàn bài gồm hai hoặc ba điểm chính được cung cấp trong Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức. Bài này được giao cho một trưởng lão hoặc một phụ tá hội thánh hội đủ điều kiện. Mỗi khi bắt đầu đọc một sách Kinh Thánh mới trong phần đọc Kinh Thánh hằng tuần, sẽ có một video giới thiệu sách đó. Diễn giả có thể đề cập đến những điểm tương đồng giữa video và chủ đề bài giảng. Tuy nhiên, anh nên chắc chắn là trình bày các điểm được liệt kê trong tờ chương trình. Bên cạnh đó, nếu thời gian cho phép, anh nên dùng các hình ảnh được biên soạn để bổ sung thông tin cho tài liệu. Anh có thể dùng thêm tài liệu tham khảo khác miễn là tài liệu ấy góp phần triển khai những điểm được liệt kê.

 4Những viên ngọc thiêng liêng: Mười phút. Đây là phần hỏi đáp không có nhập đề hay kết luận. Phần này được giao cho một trưởng lão hoặc một phụ tá hội thánh hội đủ điều kiện. Diễn giả nên hỏi cử tọa cả hai câu hỏi. Ngoài ra, anh có thể quyết định xem có cần đọc các câu Kinh Thánh được viện dẫn hay không. Những người được gọi nên bình luận không quá 30 giây.

 5Đọc Kinh Thánh: Bốn phút. Bài của học viên này sẽ do một người nam phụ trách. Học viên nên đọc phần Kinh Thánh được chỉ định mà không cần nhập đề hay kết luận. Chủ tọa buổi họp sẽ đặc biệt chú tâm đến việc giúp học viên đọc chính xác, có ý nghĩa, lưu loát, nhấn mạnh đúng chỗ, có ngữ điệu, tạm ngừng thích hợp, và đọc một cách tự nhiên. Vì độ dài của mỗi phần đọc Kinh Thánh khác nhau nên khi giao bài, giám thị Buổi họp Lối sống và thánh chức nên xem xét khả năng của học viên.

 CẢI THIỆN THÁNH CHỨC

6. Mười lăm phút. Phần này được thiết kế để tạo cơ hội thực tập cho thánh chức và cải thiện kỹ năng bắt chuyện và rao giảng cũng như dạy dỗ. Nếu cần, các trưởng lão có thể được giao bài của học viên. Mỗi học viên nên trau dồi điểm học từ sách mỏng Dạy dỗ hoặc sách mỏng Đào tạo môn đồ được ghi trong dấu ngoặc kế bên bài của học viên trong Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức. Đôi khi chương trình sẽ có phần dưới dạng thảo luận. Nên giao các phần này cho trưởng lão hoặc phụ tá hội thánh hội đủ điều kiện.—Xem  đoạn 15 để biết cách trình bày các phần thảo luận.

 7Bắt đầu cuộc trò chuyện: Có thể giao bài này cho một học viên nam hoặc nữ. Người phụ giúp nên là người cùng phái hoặc một thành viên trong gia đình. Học viên và người phụ giúp có thể ngồi hoặc đứng.—Để biết thêm thông tin về nội dung và bối cảnh của bài này, xin xem  đoạn 12 13.

 8Thăm lại: Có thể giao bài này cho một học viên nam hoặc nữ. Người phụ giúp nên là người cùng phái (km 5/97 trg 2). Học viên và người phụ giúp có thể ngồi hoặc đứng. Học viên nên trình diễn cách tiếp tục một cuộc trò chuyện trước đây.—Để biết thêm thông tin về nội dung và bối cảnh của bài này, xin xem  đoạn 12 13.

 9Đào tạo môn đồ: Có thể giao bài này cho một học viên nam hoặc nữ. Người phụ giúp nên là người cùng phái (km 5/97 trg 2). Học viên và người phụ giúp có thể ngồi hoặc đứng. Phần này nên trình diễn một phần trong cuộc học hỏi Kinh Thánh đang diễn ra. Không cần nhập đề hoặc kết luận trừ khi học viên đang thực tập một trong hai điểm này. Không nhất thiết đọc lớn tiếng tất cả các đoạn được chỉ định, dù có thể làm điều đó.

 10Giải thích niềm tin: Khi là một bài giảng, nên giao bài này cho một học viên nam. Khi là một trình diễn, có thể giao bài này cho một học viên nam hoặc nữ. Người phụ giúp nên là người cùng phái hoặc một thành viên trong gia đình. Học viên nên cung cấp một câu trả lời rõ ràng và khéo léo cho câu hỏi chủ đề bằng cách sử dụng thông tin trong tài liệu tham khảo được cung cấp. Học viên có thể quyết định có nêu lên ấn phẩm được tham chiếu trong phần của mình hay không.

 11Bài giảng: Bài này của học viên sẽ do một học viên nam phụ trách và được trình bày giống như một bài giảng cho hội thánh. Khi bài giảng được dựa trên một điểm từ phụ lục A của sách mỏng Đào tạo môn đồ, học viên nên nêu bật cách có thể sử dụng (các) câu trong thánh chức. Chẳng hạn, anh có thể giải thích khi nào một câu có thể được sử dụng, ý nghĩa của câu đó và cách lý luận về câu đó với một người. Khi bài giảng được dựa trên một điểm từ một bài học trong sách mỏng Đào tạo môn đồ, học viên nên tập trung vào cách áp dụng điểm này trong thánh chức. Anh ấy có thể nêu bật ví dụ được nêu trong điểm 1 của bài học hoặc nêu bật bất cứ câu bổ sung nào được gồm trong bài học, nếu thấy hữu ích.

   12Nội dung: Tài liệu trong đoạn này và đoạn sau áp dụng cho các bài tập “Bắt đầu một cuộc trò chuyện” và “Tiếp tục cuộc trò chuyện”. Trừ khi có ghi chú khác, mục tiêu của học viên là chia sẻ một sự thật Kinh Thánh đơn giản có ý nghĩa đối với người đối thoại và đặt nền tảng cho một cuộc trò chuyện trong tương lai. Học sinh nên chọn một chủ đề hợp thời và hiệu quả tại địa phương. Học viên có thể quyết định có giới thiệu một ấn phẩm hoặc video từ Hộp dụng cụ dạy dỗ hay không. Thay vì trình diễn một bài đã học thuộc lòng, học viên nên thực tập kỹ năng đàm thoại, chẳng hạn như thể hiện sự quan tâm cá nhân và sự tự nhiên.

   13Bối cảnh: Học viên nên áp dụng bối cảnh được chỉ định cho hoàn cảnh địa phương. Chẳng hạn:

  1.  (1) Rao giảng từng nhà: Bối cảnh này bao gồm rao giảng từ nhà này sang nhà kia (trực tiếp, qua điện thoại hoặc bằng thư) và tiếp tục cuộc trò chuyện trước đó với một người đã liên lạc trong thánh chức từng nhà.

  2.  (2) Làm chứng bán chính thức: Bối cảnh này mô tả việc tận dụng một cuộc trò chuyện bình thường biến thành một dịp làm chứng. Có thể bao gồm chia sẻ một ý tưởng từ Kinh Thánh với người gặp ở nơi làm việc, ở trường, trong khu phố, trên phương tiện giao thông công cộng hoặc ở nơi khác trong các hoạt động hàng ngày.

  3.  (3) Làm chứng nơi công cộng: Bối cảnh này có thể bao gồm làm chứng tại quầy di động, trong khu vực kinh doanh, ngoài đường phố, công viên, bãi đậu xe hoặc bất cứ nơi nào có thể tìm thấy người ta.

 14Dùng video và ấn phẩm: Tùy thuộc vào hoàn cảnh, học viên có thể quyết định giới thiệu một video hoặc ấn phẩm. Nếu một bài của học viên bao gồm một video hoặc nếu học viên chọn giới thiệu một video, thì nên giới thiệu và thảo luận video đó nhưng không phát nó.

  LỐI SỐNG CỦA MỘT TÍN ĐỒ

15. Sau một bài hát, 15 phút tiếp theo của phần này sẽ gồm một hoặc hai bài được biên soạn nhằm giúp cử tọa áp dụng Lời Đức Chúa Trời. Trừ khi có chỉ dẫn khác, có thể giao các bài này cho trưởng lão hoặc phụ tá hội thánh hội đủ điều kiện, ngoại trừ phần nhu cầu địa phương do một trưởng lão trình bày. Khi một phần là dưới dạng một cuộc thảo luận, diễn giả có thể dùng thêm các câu hỏi phụ ngoài các câu hỏi được cung cấp. Anh nên nhập đề vắn tắt để có đủ thời gian để thảo luận những điểm chính và cho cử tọa bình luận. Nếu có màn phỏng vấn, tốt nhất là người được phỏng vấn nên lên sân khấu thay vì ngồi tại chỗ, nếu được.

  16Phần học Kinh Thánh của hội thánh: Ba mươi phút. Phần này được giao cho một trưởng lão hội đủ điều kiện. (Tại những hội thánh có ít trưởng lão, có thể giao phần này cho phụ tá hội thánh hội đủ điều kiện, nếu cần). Hội đồng trưởng lão nên quyết định ai hội đủ điều kiện để hướng dẫn Phần học Kinh Thánh của hội thánh. Những anh được chấp thuận nên có khả năng hướng dẫn một cách hữu hiệu để giữ cho phần học đúng giờ, làm nổi bật các câu Kinh Thánh then chốt và giúp mọi người nhận ra giá trị thực tế của những điểm được thảo luận. Những anh được chấp thuận sẽ thấy hữu ích khi xem lại sự chỉ dẫn đã được xuất bản về cách điều khiển các phần câu hỏi và trả lời (w23.04 trg 24 khung). Nếu đã thảo luận đầy đủ các điểm trong bài học, không nhất thiết phải kéo dài phần này. Nếu có thể, nên thay đổi người hướng dẫn và người đọc mỗi tuần. Nếu chủ tọa Buổi họp Lối sống và thánh chức cho biết cần rút ngắn phần học, người điều khiển sẽ quyết định rút ngắn như thế nào. Anh có thể chọn không đọc một số đoạn.

  BÌNH LUẬN KẾT THÚC

17. Ba phút. Chủ tọa Buổi họp Lối sống và thánh chức sẽ ôn lại những điểm đặc biệt hữu ích trong buổi họp. Anh cũng nên giới thiệu qua nội dung của tuần kế tiếp. Nếu còn thời gian, anh có thể nhắc tên của các học viên sẽ có bài tuần sau. Trừ khi có chỉ dẫn khác, chủ tọa sẽ đọc các thông báo cần thiết và các lá thư cần đọc cho hội thánh trong phần bình luận kết thúc này. Với những thông tin thường lệ, chẳng hạn như các sắp đặt cho công việc rao giảng thông thường của hội thánh hay lịch làm vệ sinh, không nên thông báo trên bục nhưng nên đính lên bảng thông tin. Nếu không có đủ thời gian để đọc các thông báo và lá thư, chủ tọa nên yêu cầu các anh có bài trong phần Lối sống của một tín đồ rút ngắn bài của họ (xem  đoạn 16 19). Buổi họp sẽ kết thúc với bài hát và lời cầu nguyện.

  KHEN VÀ KHUYÊN BẢO

18. Sau mỗi bài của học viên, chủ tọa Buổi họp Lối sống và thánh chức có khoảng một phút để khen và cho lời khuyên về điểm thực tập được giao. Khi giới thiệu bài của học viên, chủ tọa sẽ không cho biết điểm thực tập. Tuy nhiên, sau khi bài của học viên kết thúc và sau khi đã khen ngắn gọn, chủ tọa có thể nêu điểm thực tập và cho biết học viên đã làm tốt điểm đó như thế nào hoặc tử tế giải thích tại sao học viên nên tiếp tục trau dồi điểm đó và bằng cách nào có thể cải thiện. Chủ tọa cũng có thể nhận xét về những khía cạnh khác của màn trình diễn nếu anh nghĩ rằng điều này sẽ giúp ích cho học viên hay cử tọa. Anh có thể cho thêm lời khuyên hữu ích dựa trên sách mỏng Đào tạo môn đồ, Dạy dỗ hoặc sách Trường Thánh Chức khi gặp riêng học viên sau buổi họp, hoặc vào một lúc khác, về điểm thực tập được chỉ định hoặc về một điểm thực tập khác.—Để biết thêm thông tin về vai trò của chủ tọa Buổi họp Lối sống và thánh chức cũng như vai trò của người khuyên bảo phụ, xin xem  đoạn 19,  24 25.

     THỜI HẠN

19Không phần nào nên đi quá giờ, kể cả lời nhận xét của chủ tọa Buổi họp Lối sống và thánh chức. Mặc dù Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức có ghi thời hạn cho mỗi phần, nếu đã trình bày đầy đủ nội dung tài liệu, thì không cần thêm thông tin để kéo dài phần cho hết giờ. Nếu có phần nào quá giờ thì chủ tọa Buổi họp Lối sống và thánh chức hoặc người khuyên bảo phụ nên khuyên riêng (xem  đoạn 24 25). Toàn bộ buổi họp, bao gồm các bài hát và lời cầu nguyện, nên kéo dài 1 giờ 45 phút.

 CUỘC VIẾNG THĂM CỦA GIÁM THỊ VÒNG QUANH

20. Khi giám thị vòng quanh viếng thăm hội thánh, buổi họp nên diễn ra theo nội dung của Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức, ngoại trừ những phần sau: Phần học Kinh Thánh của hội thánh trong mục Lối sống của một tín đồ sẽ được thay thế bằng bài giảng công tác dài 30 phút của giám thị vòng quanh. Trước bài giảng công tác, chủ tọa Buổi họp Lối sống và thánh chức sẽ ôn lại chương trình vừa diễn ra, giới thiệu qua chương trình của tuần sau, đọc bất cứ thông báo nào cần thiết, đọc bất cứ lá thư nào cần thiết, rồi giới thiệu giám thị vòng quanh. Sau bài giảng công tác, giám thị vòng quanh sẽ kết thúc buổi họp bằng một bài hát do chính anh ấy chọn. Anh có thể mời một anh khác cầu nguyện kết thúc. Không nên tổ chức lớp phụ trong ngôn ngữ của hội thánh vào tuần viếng thăm của giám thị vòng quanh. Một nhóm ngoại ngữ có thể tổ chức các buổi họp của nhóm ngay cả khi giám thị vòng quanh viếng thăm hội thánh coi sóc. Tuy nhiên, nhóm ngoại ngữ nên nghe bài giảng công tác của giám thị vòng quanh cùng với hội thánh coi sóc.

 TUẦN CÓ HỘI NGHỊ

21. Trong tuần diễn ra hội nghị vòng quanh hoặc hội nghị vùng, sẽ không có buổi họp của hội thánh. Nên nhắc nhở hội thánh rằng các cá nhân hoặc gia đình nên tự xem xét nội dung của chương trình nhóm họp cho các tuần lễ này.

 TUẦN CÓ LỄ TƯỞNG NIỆM

22. Khi Lễ Tưởng Niệm rơi vào một ngày trong tuần thì sẽ không có Buổi họp Lối sống và thánh chức.

 GIÁM THỊ BUỔI HỌP LỐI SỐNG VÀ THÁNH CHỨC

23. Hội đồng trưởng lão sẽ chọn một trưởng lão làm giám thị Buổi họp Lối sống và thánh chức. Anh có trách nhiệm đảm bảo rằng buổi họp này diễn ra trật tự và đúng theo sự hướng dẫn. Anh nên giữ liên lạc tốt với người khuyên bảo phụ. Ngay khi có Chương trình nhóm họp Lối sống và thánh chức, giám thị Buổi họp Lối sống và thánh chức nên giao tất cả các phần của buổi họp giữa tuần cho hai tháng đó. Điều này bao gồm cả những bài của học viên lẫn những bài không phải của học viên. Anh cũng chỉ định những anh được hội đồng trưởng lão chấp thuận làm chủ tọa buổi họp giữa tuần (xem  đoạn 3-16 24). Khi giao bài cho học viên, anh nên xem xét độ tuổi, kinh nghiệm và sự dạn dĩ nói của học viên về vấn đề đang được thảo luận. Anh nên sử dụng óc phán đoán tương tự khi chỉ định các phần khác của buổi họp. Nên giao mỗi bài ít nhất ba tuần trước ngày chỉ định làm bài. Nên dùng Phiếu giao bài cho Buổi họp Lối sống và thánh chức (S-89) cho các bài của học viên. Giám thị Buổi họp Lối sống và thánh chức nên đảm bảo rằng lịch giao bài cho buổi họp được đính lên bảng thông tin. Hội đồng trưởng lão có thể chỉ định một trưởng lão khác hoặc một phụ tá hội thánh để phụ giúp anh. Tuy nhiên, chỉ nên dùng các trưởng lão để giao những bài không phải của học viên.

    CHỦ TỌA BUỔI HỌP LỐI SỐNG VÀ THÁNH CHỨC

24. Mỗi tuần, một trưởng lão sẽ làm chủ tọa trong suốt Buổi họp Lối sống và thánh chức. (Tại những nơi có ít trưởng lão, có thể giao trách nhiệm này cho các phụ tá hội thánh hội đủ điều kiện, nếu cần). Chủ tọa có trách nhiệm chuẩn bị lời mở đầu và kết thúc. Anh cũng giới thiệu mọi bài, và tùy theo số trưởng lão ít hay nhiều, anh có thể phụ trách một vài phần khác trong buổi họp, đặc biệt là những phần chỉ cần mở video mà không phải thảo luận gì thêm. Lời bình luận giữa các phần nên thật ngắn gọn. Hội đồng trưởng lão sẽ quyết định những trưởng lão nào hội đủ điều kiện để làm chủ tọa. Thông thường, các trưởng lão hội đủ điều kiện sẽ thay phiên nhau làm chủ tọa. Tùy theo hoàn cảnh địa phương, giám thị Buổi họp Lối sống và thánh chức có thể làm chủ tọa buổi họp thường xuyên hơn so với các trưởng lão hội đủ điều kiện khác. Nếu một trưởng lão hội đủ điều kiện để hướng dẫn Phần học Kinh thánh của hội thánh thì có lẽ anh ấy cũng hội đủ điều kiện làm chủ tọa buổi họp. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng trưởng lão làm chủ tọa cần chia sẻ lời khen cũng như lời khuyên yêu thương và hữu ích cho học viên, nếu cần. Chủ tọa cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng buổi họp kết thúc đúng giờ (xem  đoạn 17 19). Nếu chủ tọa muốn và nếu có đủ không gian, có thể đặt một mi-crô đứng ở trên bục để anh ấy có thể giới thiệu mỗi phần tiếp theo trong khi anh trình bày phần đó sẽ đứng ở bục giảng của diễn giả. Chủ tọa có thể ngồi tại một bàn trên sân khấu trong phần đọc Kinh Thánh của học viên và phần Cải thiện thánh chức. Điều này có thể giúp tiết kiệm thời gian.

   NGƯỜI KHUYÊN BẢO PHỤ

25. Nếu có thể, nên dùng một trưởng lão là diễn giả giàu kinh nghiệm để đảm nhận vai trò này. Trách nhiệm của người khuyên bảo phụ là đưa ra lời khuyên riêng, nếu cần, cho các trưởng lão và phụ tá hội thánh về bất cứ bài nào họ phụ trách, bao gồm các phần trong Buổi họp Lối sống và thánh chức, diễn văn công cộng, cách điều khiển hoặc đọc tại Phần học Tháp Canh hoặc Phần học Kinh Thánh của hội thánh (xem  đoạn 19). Nếu trong hội thánh có một số trưởng lão là diễn giả và người dạy dỗ có khả năng, thì mỗi năm có thể chọn một trưởng lão khác hội đủ điều kiện để làm người khuyên bảo phụ. Người khuyên bảo phụ không nhất thiết phải cho lời khuyên sau mỗi bài.

 LỚP PHỤ

26. Tùy theo số lượng học viên, hội thánh có thể tổ chức thêm các lớp phụ cho các bài của học viên. Mỗi lớp phụ cần có một người khuyên bảo hội đủ điều kiện, tốt nhất nên là một trưởng lão. Nếu cần, có thể dùng một phụ tá hội thánh hội đủ điều kiện và có khả năng. Hội đồng trưởng lão nên quyết định ai sẽ đảm nhận vai trò này và có nên luân phiên hay không. Người khuyên bảo nên làm theo trình tự được nêu trong  đoạn 18. Nếu có lớp phụ, nên mời học viên chuyển đến phòng phụ sau bài Những viên ngọc thiêng liêng trong phần Kho báu từ Kinh Thánh. Học viên nên trở lại phòng chính sau bài của học viên cuối.

 VIDEO

27. Một số video sẽ được dùng cho buổi họp này. Những video cho buổi họp giữa tuần sẽ có trên ứng dụng JW Library® và có thể truy cập trên nhiều thiết bị khác nhau.

© 2023 Watch Tower Bible and Tract Society of Pennsylvania

S-38-VT 11/23